Phân loại Báo_điện_tử

Hiện nay có nhiều cách phân loại Báo điện tử khác nhau, tùy theo tiêu chí phân loại và việc để ý đến quy định riêng của mỗi nước.

Theo cách thức biên tập và phát hành có thể chia ra:

  1. Báo lai (hybrid), là bản báo trực tuyến phát hành song song với bản báo in. Ngày nay tất cả các báo in đều có bản phát hành trực tuyến. Các báo có đội ngũ phóng viên hùng hậu thì cập nhật tin liên tục và phiên bản trực tuyến có thể khác hẳn bản in. Khái niệm kỳ phát hành như "báo ngày", "báo tuần" cũng không còn. Ví dụ trong nước là "Báo Lao động điện tử", "Báo Nhân Dân điện tử",... ví dụ nước ngoài là "Spiegel Online",...
  2. Chỉ trực tuyến (online-only), phát hành gần như không có bản in tương ứng. Đây là báo do các hãng thông tấn, phát thanh, truyền hình lập ra. Trường hợp đơn giản là một báo mới ra đời mà việc phát hành bản in không có khả năng cạnh tranh và không hiệu quả về kinh tế. Ví dụ Hãng CNN, BBC,... hay báo trong nước như Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam,...
  3. Báo tổng hợp tin tức từ các báo khác (News Aggregators), hoặc đơn giản là quét các dữ liệu, thông tin từ các trang khác. Người ta gọi chung các báo điện tử dạng này, theo một cách khác là "Báo tự động cập nhật tin tức". Ví dụ trang "Very Quiet tổng hợp tin quốc tế, hay trang Báo Mới ở Việt Nam.
  4. Thể khởi nghiệp, là một trang web hay trang thông tin điện tử nhảy vào lãnh vực biên tập tin tức mọi mặt. Nó có thể là đoạn khởi nghiệp của một nhóm nào đó, và sau đó có thể thành công hay thất bại. Tại Việt Nam là trường hợp "Báo Năng lượng Mới (PetroTimes)" đã nhảy vào biên tập thời sự chính trị, nhưng có vẻ là thất bại.

Theo tính chính thống, thường xem trọng ở các nước có truyền thống kiểm soát truyền thông, thì chia ra:

  1. Chính thống, hay hợp pháp, là loại được cấp phép bởi một cơ quan chức năng của nước sở tại. Giấy phép có thể quy định cả những chủ đề nội dung được phép biên tập.
  2. Ngược lại, những báo điện tử hoạt động không phép tại nước sở tại (hoặc được cấp bởi một nước thứ 2, nhưng chưa được phép của nước sở tại) thường khó được chấp nhận.

Theo chất lượng nội dung thì chia ra:

  1. Chính thống, đưa các tin xác thực do phóng viên điều tra thu thập.
  2. Báo lá cải (tabloid), đưa tin vịt hoặc phóng tác.
  3. Loại trung gian là đưa lẫn lộn tin xác thực, tin thiếu điều tra xác thực và tin phóng tác. Có những báo định rõ trang lá cải để người đọc biết rõ và đọc cho vui. Tuy nhiên có những báo không chỉ rõ là đưa tin vịt, như một số báo ở Trung Quốc, Liên bang Nga [2][3],... mà báo trực tuyến ở Việt Nam thường dịch và đăng tải.

Một hình thức phân loại khác cũng được một số nước sử dụng, trong đó có Việt Nam, khi muốn phân biệt các trang mạng với nhau. Cách phân loại này dựa trên hình thức thể hiện trên phiên bản online. Cụ thể, gồm: trang tin điện tử và báo điện tử. Trong khi báo điện tử hội đủ các yếu tố được cấp phép hoạt động của một tờ báo điện tử, thì trang tin điện tử đa phần được lấy thông tin từ báo in đăng lại.

Báo giúp người đọc và tìm kiếm tin tức theo cách hoàn toàn mới. Mỗi mẩu tin được hiển thị kèm với các nguồn tin khác nhau đưa cùng tin hoặc tin tương tự. Báo giúp bạn tiếp cận các báo điện tử của Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Báo được thiết kế đơn giản, tập trung vào tin tức, không có các banner quảng cáo. Báo rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn khi đọc tin tức.

Báo tổng hợp tin tức theo phong cách Google News cập nhật. Tin tức mới của báo được tự động cập nhật 2 phút/lần, ước khoảng 1200-1500 tin mới/ngày.

Hiện nay số tin tức được cập nhật trong ngày ngày càng lớn do sự phát triển của các báo điện tử Việt Nam. Nguồn tin chủ yếu được lấy từ các báo điện tử khác nhau nhưng có tiếng tại Việt Nam:

Liên quan